KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 9. HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
TIẾT 175 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Tuần 35 Ngày sọan: 15/5/2021 Tiết 175 Ngày dạy : 18/5/2021
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Hệ thống kiến thức cơ bản về cả ba phần (Đọc-hiểu văn bản-tiếng Việt và Tập làm văn) đã học trong sách ngữ văn 9 tập 2. Củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp.
2. Kĩ năng
-Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích và tổng hợp, diễn đạt. HS tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình.
3.Thái độ:
-Giáo dục HS biết nhận ra và khắc phục những hạn chế của bản thân.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lưc, phẩm chất:
- Năng lực chung và đặc thù: tự chủ và tự học, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, thẩm mĩ, cảm thụ, năng lực thưởng thức văn học ...
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Giáo án/ thiết kế bài học.
- Các slide trình chiếu.
2. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
Nhớ lại bài đã làm và kiến thức liên quan
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động của GV – HS
| Yêu cầu cần đạt | ||||||
I. Hoạt động 1: Khởi động Các em đã nắm được kiến thức ở kì 2, biết vận dụng để làm bài kiểm tra, trong quá trình đó có những ưu điểm và còn có những thiếu sót. Vậy để hoàn thiện hơn, và cũng để rút kinh nghiệm cho các bài sau, các em cùng đi vào tiết trả bài hôm nay II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Nêu đáp án, biểu điểm GV kết hợp nêu lại các câu hỏi và cung cấp đáp án biểu điểm cho HS. Thao tác 2: Trả bài Trao đổi bài, rút kinh nghiệm những hạn chế. Thao tác 3: Nhận xét chung về ưu và nhược điểm
Thao tác 4: Hướng dẫn sửa lỗi GV chọn một số lỗi cơ bản, trình chiếu cho HS đọc, tìm ra những lỗi cơ bản. Đoạn văn : Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách… Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. ->chưa nêu suy nghĩ mà chép lại nội dung đoạn văn Bài văn: Mở bài:Y Phương là một nhà thơ nổi tiếng bà đã sáng tác thành công ra nhiều bài thơ Thân bài: Y Phương nỗi buồn cao đo xa nuôi của nhà thơ Y Phương dẫu làm sao thì cha vẫn muốn, sống trên đá không chê đá gập ghềnh, sống trong thung không chê thung nghèo đói, sống như sông như xuối, lên thác xuống ghềnh, Sống trong thung không chê thung nghèo đói, sống như sông như xuối, lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc người đồng mình thô sơ da thịt…. Thao tác 5: Gọi tên ghi điểm HS cộng lại, đối chiếu điểm và xướng điểm III. Hoạt động 3: Luyện tập IV. Hoạt động 4: Vận dụng - HS viết lại đoạn văn và bài văn. V. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng -Tìm đọc các đoạn văn và bài văn tham khảo -Viết lại bài kiểm tra vào vở * Hướng dẫn tự học - Nắm kiến thức học kì II. - Hoàn thành phần luyện tập và vận dụng. - Rút kinh nghiệm những lỗi mắc phải ở bài thi (sai kiến thức, dùng từ, diễn đạt,…) |
I. Đề bài đáp, biểu điểm chung của Sở GD&ĐT Lâm Đồng (Xem lại tiết 173-174)
II.Trả bài
III. Nhận xét chung 1.Ưu điểm: -Phần đọc- hiểu (câu 1) HS làm tốt. - Đoạn văn viết tương đối khá. - Một số bài tập làm văn phù hợp theo đặc trưng thể loại; bố cục đầy đủ, rõ ràng 2.Hạn chế - Nhiều em chưa xác định đúng PTBĐ, nhận diện chính xác khởi ngữ - Một số đoạn văn còn nghèo ý; chưa sát yêu cầu đề ra - Cảm nhận chưa phù hợp về nội dung của đoạn thơ - Trình bày chưa đúng bài văn hoàn chỉnh (còn gạch đầu dòng và trả lời) - Đa số bài tập làm văn chưa phù hợp đặc trưng thể loại: chủ yếu diễn xuôi nội dung thơ; nêu nội dung chung chung; ... chưa biết kết hợp phân tích bình giá hình ảnh, ngôn từ ... IV. Sửa lỗi
V.Ghi điểm vào sổ - HS trao đổi bài, rút kinh nghiệm. (HS thực hiện)
|